Tư vấn chọn ngành Thương mại điện tử - Tiềm năng ra sao? Học những gì? Ra trường làm gì?

Ngành thương mại điện tử gồm những vị trí nào? Lương ra sao? Học trường nào? ✅ ViecLamVui giới thiệu những xu hướng, nhu cầu tuyển dụng trong ngành TMĐT tại Việt Nam

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay còn được biết đến với tên gọi trong tiếng Anh là E-commerce, E-comm hoặc có thể viết tắt là EC. Thương mại điện tử có thể hiểu đơn giản là kinh doanh thương mại trên môi trường Internet. Thương mại điện tử thường được sử dụng khi nói đến hình thức mua bán sản phẩm trực tuyến, tuy nhiên nó cũng có thể mô tả về bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua Internet.

Hiểu một cách chính xác hơn, thương mại điện tử chính là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Điều này có nghĩa là việc mua và bán hàng hoá hay dịch vụ đều thông qua Internet để thực hiện các hoạt động như: giao dịch, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, giao hàng… 

Internet phát triển mạnh mẽ, con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để lĩnh vực thương mại điện tử bùng nổ và ngày càng phát triển hơn trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.

Tuy vậy, ở Việt Nam, để phát triển mạnh và bền vững, lĩnh vực thương mại điện tử cần thêm nhiều nhân lực có kiến thức vững về tin học để kịp thời nắm bắt các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho phát triển TMĐT, cũng như có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các hoạt động kinh doanh thời đại công nghệ số 4.0. Kinh doanh thương mại điện tử còn liên quan đến những kiến thức về thương mại, luật pháp trong nước và quốc tế, ngoại ngữ. Chính vì vậy, nhân lực ngành thương mại điện tử cũng cần có sự hiểu biết nhất định về những kiến thức này để có thể hoà nhập vào với thị trường toàn cầu ngày nay.

Ngành thương mại điện tử học những gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thương mại điện tử dần có vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Vì thế, ngành thương mại điện tử được đánh giá là một ngành học khá hot hiện nay và thu hút khá nhiều bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Nếu bạn yêu thích và muốn theo học ngành thương mại điện tử, chắc bạn cũng sẽ quan tâm rằng mình sẽ được học những gì với ngành thương mại điện tử.

Kinh doanh thương mại điện tử sẽ đòi hỏi bạn có những kiến thức nhất định về kinh tế, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến môi trường kinh doanh trực tuyến. Chính vì vậy, khi theo học ngành thương mại điện tử, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức cần thiết để làm việc sau này như là:

  • Tổ chức kinh doanh trên mạng Internet
  • Vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh
  • Nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa... 
  • Các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng
  • Chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin...

Ngoài ra, nếu chọn ngành thương mại điện tử, các bạn còn được tiếp cận với những môn học bổ ích, đầy thú vị và thật sự hữu ích cho nghề nghiệp sau này như:

  • Kinh tế thương mại
  • Pháp luật thương mại điện tử
  • Marketing điện tử
  • Thư tín thương mại
  • Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
  • Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
  • Quản trị khách hàng trong thương mại điện tử

Học ngành Thương mại điện tử gồm những chuyên ngành nào?

Có thể nói ngành học thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh thương mại và công nghệ thông tin. Vì vậy, để có thể làm tốt các vị trí công việc tại các công ty thương mại điện tử hoặc khởi nghiệp với lĩnh vực thương mại điện tử trong tương lai, bạn cần có những kiến thức vững chắc như sau:

  • Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp
  • Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh TMĐT trên nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android)
  • Tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube,...
  • Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực,…
  • Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp.

Thương mại điện tử chính là xu hướng của thời đại số, là quá trình tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại ngày nay, hay còn được gọi là kinh doanh trực tuyến. Với tính chất đặc trưng cụ thể của ngành nghề, bạn theo học ngành thương mại điện tử chắc chắn sẽ được đào tạo các chuyên ngành chính là:

  • Kinh doanh trực tuyến: Học những kiến thức để có thể thực hiện và đảm nhiệm tốt các công việc kinh doanh diễn ra hoàn toàn trên môi trường Internet. Các môn học liên quan mà bạn sẽ được truyền đạt những bài học thật sự rất cần thiết để áp dụng cho các hoạt động mua bán, giao dịch trên mạng Internet bao gồm: Kinh doanh trực tuyến, Quản trị chất lượng, Quản trị thương hiệu, Quản trị rủi ro,...
  • Marketing trực tuyến: Bạn sẽ được học những môn học không thể thiếu trong lĩnh vực marketing trực tuyến để có thể thực hiện tốc các công việc quảng bá thông tin, sản phẩm, dịch vụ hữu ích tới các khách hàng tiềm năng trên các thiết bị số để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Những môn học bao gồm: Marketing tích hợp, Digital Marketing, Quản trị chiến lược,...
  • Quản trị thương mại điện tử: Được học từ cơ bản đến chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng về thương mại điện tử, bao gồm: quản trị, sử dụng và vận hành các mô hình kinh doanh điện tử (các website kinh doanh) sinh lời trên Internet; các kiến thức và kỹ năng về quản trị và thực hành marketing điện tử, marketing mạng xã hội; kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet; kiến thức và kỹ năng thanh toán điện tử; kiến thức và kỹ năng về thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các thiết bị di động; kiến thức và kỹ năng về khai thác các ứng dụng điện toán đám mây để thực hiện hoạt động chào hàng, bán hàng, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng; kiến thức về phát triển hệ thống thông tin thương mại điện tử; kiến thức và kỹ năng về quản trị tác nghiệp các hoạt động bán lẻ B2C, bán buôn B2B và chuỗi cung ứng trên Internet.

Học ngành Thương mại điện tử có dễ xin việc không?

Tuy là một lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam nhưng thương mại điện tử đang phát triển với tốc độc nhanh và hoà nhập cùng thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Đi cùng sự phát triển, lĩnh vực này cũng cần nhiều hơn nguồn nhân sự có chuyên môn về thương mại điện tử để đáp ứng tốt các hoạt động kinh doanh thời công nghệ số 4.0. Vì vậy, trong những năm tới đây, cơ hội việc làm cho những lao động trẻ có chuyên môn về thương mại điện tử thật sự rộng mở và nhiều khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là đang và sẽ phát triển hơn trong tương lai. Với những lợi ích thiết thực, TMĐT sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực vào thị trường thương mại thế giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ cần quan tâm và chú trọng hơn đến kế hoạch phát triển kinh doanh trong lĩnh vực đang là xu thế chung của toàn cầu hiện nay. Để thực hiện tốt việc này, các công ty, doanh nghiệp sẽ cần nhiều hơn nguồn lực am hiểu về thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, xây dựng và quản trị hệ thống CNTT... Vì vậy, bạn có thể thấy được việc tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử thật sự rất rộng mở.  

Tuỳ theo nhu cầu và khả năng của bạn, bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại các bộ phận:

  • Phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp thương mại.
  • Các bộ phận liên quan trong những doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.
  • Công ty tin học, công nghệ thông tin chuyên về phát triển các dự án, giải pháp công nghệ phục vụ kinh doanh thương mại.
  • Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, các sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin,…

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức chuyên môn ngành thương mại điện tử, bạn có thể tìm kiếm dễ dàng những cơ hội việc làm với các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên kinh doanh trực tuyến tại các công ty thương mại điện tử
  • Chuyên viên về thương mại điện tử, marketing trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử
  • Chuyên viên kinh doanh các hoạt động truyền thông quảng cáo online
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch online, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực TMĐT
  • Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT và quản lý hiệu suất của hoạt động TMĐT
  • Chuyên viên tư vấn tại các công ty tư vấn về các giải pháp quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử, xây dựng và bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
  • Chuyên viên xây dựng, quản lý và điều hành hệ thống kinh doanh thương mại điện tử tại các công ty doanh nghiệp. 
  • Khởi nghiệp với việc mở công ty hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Lương ngành thương mại điện tử

Khi đi làm, tuỳ theo quy mô của mỗi doanh nghiệp cũng như năng lực và kinh nghiệm của bạn, mức lương của các vị trí công việc sẽ được đưa ra và thoả thuận giữa người lao động với công ty sử dụng lao động. Ngành thương mại điện tử cũng có nhiều vị trí công việc khác nhau từ cấp bậc nhân viên, chuyên viên cho đến cấp bậc quản lý. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương ngành thương mại điện tử có nhỉnh hơn so với các ngành nghề khác trong mặt bằng chung về lương hiện nay. 

Đối với sinh viên mới ra trường, bạn có thể làm việc với các vị trí khởi đầu có mức lương khoảng từ 6-8 triệu đồng/tháng. Sau thời gian làm việc, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến với các vị trí công việc quan trọng và cao hơn. Tất nhiên, lúc này mức lương cũng sẽ được trả tương xứng với năng lực của bạn, có thể dao động trong tầm khoảng 12-20 triệu đồng/tháng cùng những khoản phúc lợi khác tuỳ theo mỗi công ty. Bạn có thể tham khảo mức lương của một số vị trí công việc ngành thương mại điện tử sau

VỊ TRÍ CÔNG VIỆC MÔ TẢ CÔNG VIỆC

KINH NGHIỆM

(NĂM)

MỨC LƯƠNG

(TRIỆU ĐỒNG/THÁNG)

Chuyên viên kinh doanh kênh Thương mại điện tử Quản trị các kênh thương mại điện tử B2C của công ty, đo lường và báo cáo hiệu quả. Phát triển chiến lược đa chức năng để đạt mức kinh doanh mong muốn. Tham gia đóng góp, đề xuất các ý tưởng phát triển, sáng tạo nội dung quảng cáo đa kênh. 1 - 2 8 - 10
Chuyên viên dịch vụ khách hàng   1 - 2 7 - 9
Chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng   1 - 2 8 - 10
Chuyên viên Quản lý phát triển tài khoản Tìm kiếm khách hàng cho kênh thương mại điện tử C2C. Hỗ trợ khách hàng tạo tài khoản, đăng tin mua bán đúng quy định. Giải đáp thông tin thắc mắc của khách hàng và tư vấn những gói dịch vụ thích hợp giúp gia tăng hiệu quả bán hàng. 1 - 2 6 - 8
Nhân viên phát triển ngành hàng   1 7 - 8
Chuyên viên Marketing Online Xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing tổng thể cho các sản phẩm của công ty phù hợp với mô hình kinh doanh B2B. Tối ưu hình thức quảng cáo trên các kênh online, mạng xã hội và sức ảnh hưởng của các streamer nổi tiếng để xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty. 1 - 2 10 - 12
Chuyên viên Google Ads   2 - 3 12 - 15
Chuyên viên SEO Marketing   3 10 - 12
Chuyên viên quản trị hệ thống giao dịch trực tuyến Quản trị và phân tích các dữ liệu về các hoạt động giao dịch trực tuyến thông qua các hình thức thanh toán thẻ tín dụng, hệ thống Internet Banking... Có các giải pháp đề xuất đối với những biến động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các giao dịch. 3 14 - 16
Chuyên viên phân tích và xử lý dữ liệu Quản lý hệ thông thanh toán online của công ty. Đảm bảo cho các hoạt động thanh toán được diễn ra thành công. Đề xuất những cải tiến giúp hệ thống thanh toán trên website bán hàng của công ty hoạt động hiệu quả hơn, tối ưu với người dùng.  1 - 2 10 - 12
Chuyên viên lập trình phát triển website Thương mại điện tử Lên ý tưởng, xây dựng các website thương mại điện tử. Quản trị hệ thống website của công ty. Chỉnh sửa và phát triển giao diện web thu hút hơn, phù hợp với yêu cầu từng sản phẩm. 3 - 5 14 - 16
Graphic & UI Designer Thương mại điện tử   2 - 3 10 - 12
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT Xây dựng hệ thống ERP và tích hợp với nền tảng TMĐT của công ty, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến. Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp công nghệ mới để áp dụng vào hệ thống của công ty. Bảo đảm việc kết nối server thông suốt, quản lí và tối ưu các hệ thống máy chủ như webserver, database, DNS… 3 15 - 17
Chuyên viên quản lý đối tác Thương mại điện tử   2 - 3 12 - 15
Chuyên viên Quản lý chuỗi cung ứng   2 - 3 12 - 15
Nhân viên điều phối giao nhận Phân công công việc cho đội ngũ lấy hàng, giao hàng, trả hàng. Đảm bảo việc giao hàng ship cod diễn ra đúng quy trình của công ty.  Báo cáo hiện trạng, hoạt động giao nhận hàng hoá hàng tuần và đề xuất hướng giải quyết. 1 - 2 7 - 9
Nhân viên phân loại hàng hoá   1 - 2 7 - 8
Nhân viên phụ trách kho hàng   2 8 - 10
Nhân viên Hậu mãi – Xử lý RMA   1 - 2 7 - 9
Nhân viên Hậu mãi - Xử lý hàng huỷ   1 - 2 7 - 9
Kiểm soát chất lượng - Quản lý 3PLs    2 - 3 8 - 10
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu   1 - 2 7 - 9
Quản lý trung tâm điều phối   2 - 4 12 - 15
Trưởng nhóm Thương mại điện tử   3 - 5 15 - 20
Trưởng phòng Thương mại điện tử   3 - 5 20 - 30
Quản lý phát triển dự án Thương mại điện tử   2 - 3 15 - 17 
Quản lý dự án Logistics   3 15 - 17
 

#NganhThuongMaiDienTu #TiemNangNganhThuongMaiDienTu #NganhThuongMaiDienTuHocGi #NganhThuongMaiDienTuLamGi #HocNganhThuongMaiDienTuRaLamGi #ViecLamInternetOnlineMedia #GocNgheNghiep #ViecLamVui

 

Các bài viết khác